Dự cuộc họp có các thành viên tham gia nghiên cứu của Đề tài.
Báo cáo tình hình triển khai Đề tài, Giám đốc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán Trần Kim Lộc cho biết, tính đến ngày 15/9/2022, Ban Đề tài đã hoàn thành nghiên cứu và tổ chức thẩm định 4/4 nội dung chính của Đề tài, gồm: Phần 1 - Cơ sở lý luận về pháp luật KTNN trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Phần 2 - Kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng, lãng phí của cơ quan KTNN và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; Phần 3 - Thực trạng pháp luật KTNN và hoạt động kiểm toán của KTNN Việt Nam trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Phần 4 - Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật KTNN nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ban Đề tài đã tiến hành khảo sát thực tiễn trực tiếp tại tỉnh Quảng Ninh và 04 cuộc khảo sát trực tuyến tại 03 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa; tổ chức 10/10 cuộc tọa đàm; tổ chức 1/3 Hội thảo khoa học với tiêu đề: “Pháp luật KTNN trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí: Thực trạng và định hướng hoàn thiện”… Ban Đề tài cũng đã có 06 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí nghiên cứu được Hội đồng giáo sư tính điểm công trình như: Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, Tạp Chí cộng sản…
Trao đổi về kế hoạch triển khai các nội dung công việc còn lại năm 2022-2023, các thành viên Ban Đề tài đề xuất ghép 2 hội thảo chưa tổ chức thành 1 hội thảo khoa học dự kiến được tổ chức vào tháng 12/2022 với chủ đề “Hoàn thiện pháp luật KTNN để nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí” để tránh trùng lắp trong việc đặt bài và tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí.
Đối với tiến độ thực hiện Đề tài, thành viên Ban Đề tài đề xuất cần hoàn thiện Đề tài trước 10/12/2022; nghiệm thu cấp cơ sở và hoàn thiện Đề tài theo kết luận của Hội đồng cấp cơ sở trong tháng 01-02/2023; dự thảo sách tham khảo gửi nhà xuất bản trong tháng 3/2023 để được cấp giấy cam kết xuất bản; nộp sản phẩm cho Bộ Khoa học và Công nghệ và thực hiện nghiệm thu cấp quốc gia trong tháng 4-6/2023.
Tại cuộc họp, Ban Đề tài cũng đề nghị cần bổ sung thêm thành viên tham gia rà soát, biên tập nội dung, đảm bảo tính thống nhất, logic giữa các phần, tránh trùng lặp trong phần lý luận; đảm bảo tập trung xây dựng nội dung quan trọng nhất của Đề tài là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật KTNN để nâng cao hiệu lực hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng; không phải bổ sung thêm nhiệm vụ của KTNN trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, nghiên cứu bổ sung thêm nội dung phòng, chống tiêu cực dưới góc độ quản lý tài chính công, tài sản công, gắn với hoạt động thực tế của KTNN; tham khảo thêm nguồn tư liệu của đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, đồng thời, cần tổ chức thêm các buổi tọa đàm giữa các thành viên tham gia nghiên cứu của Đề tài để trao đổi thông tin, thảo luận trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Đề tài…