13/08/2020
Xem cỡ chữ
Phát triển KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công(sav.gov.vn) - Ngày 12/8/2020, tại Nhà Quốc hội, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 47, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã biểu quyết thông qua Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2030) với tỷ lệ 100% ủy viên UBTVQH tán thành. Chiến lược xác định, phát triển KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công; phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong thực hiện chức năng lập pháp, giám sát, quản lý điều hành và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.Xây dựng KTNN có trách nhiệm, uy tín, chuyên nghiệp và hiện đại
Báo cáo tại phiên họp, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết: Cùng với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới, quán triệt các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội, đặc biệt là việc tiếp tục củng cố, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu công, nguồn lực công của Nhà nước góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045…, đòi hỏi KTNN phải tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập để vượt qua thách thức, thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược trong nhiều năm tới.
Từ sự cần thiết cũng như để đảm bảo tính liên tục phát triển, KTNN đã xây dựng Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, giai đoạn 2021-2030 (Chiến lược) và gửi xin ý kiến góp ý cũng như nghiên cứu tiếp thu ý kiến của 16 Bộ, ngành liên quan và ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Tài chính-Ngân sách (UBTCNS), trình UBTVQH tại Phiên họp 40 vào cuối năm 2019. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của UBTVQH và UBTCNS, KTNN đã hoàn thiện Chiến lược với nhiều nội dung cơ bản: Tầm nhìn, sự mệnh, giá trị cốt lõi, quan điểm phát triển, mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, đồng thời đánh giá tác động cũng như giải pháp thực hiện Chiến lược.
Theo Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc, tầm nhìn của Chiến lược là xây dựng KTNN xứng đáng là cơ quan thực hiện kiểm toán tài chính, tài sản công có trách nhiệm, uy tín, chuyên nghiệp và hiện đại; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; hội nhập, phát triển ngang tầm khu vực và thế giới.
Xác định sứ mệnh của KTNN là cơ quan kiểm toán tài chính, tài sản công hoạt động độc lập, khách quan; góp phần quan trọng phát triển ổn định, bền vững, minh bạch nền tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đất nước và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao trách nhiệm giải trình, bảo vệ pháp luật, sự liêm chính, giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Các giá trị cốt lõi là: Độc lập - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Không ngừng gia tăng giá trị.
Để đảm bảo thực hiện tốt nhất vai trò, trách nhiệm của KTNN, mục tiêu tổng quát phát triển KTNN đến năm 2030 là: Phát triển KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công; phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong thực hiện chức năng lập pháp, giám sát, quản lý điều hành và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; hỗ trợ Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân địa phương trong quản lý, điều hành, giám sát và quyết định vấn đề quan trọng của địa phương; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động kiểm toán thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bảo đảm hoạt động công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chính quy và từng bước hiện đại, xứng đáng là cơ quan kiểm toán tài chính, tài sản công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Đại diện lãnh đạo một số đơn vị của KTNN tham dự phiên họp
Trên cơ sở đó, KTNN cụ thể hóa các chiến lược về hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN, phát triển hệ thống tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng kiểm toán, hội nhập và hợp tác quốc tế, phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thông tin và công nghệ cao. Trong đó, tập trung phát triển tổ chức bộ máy của KTNN có tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước. Xây dựng đội ngũ công chức KTNN tinh gọn, đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và có cơ cấu hợp lý. Nguồn nhân lực của KTNN ổn định từ 2.600-2.700 người. Thực hiện kiểm toán tối thiểu 02 năm/lần đối với quyết toán ngân sách Nhà nước các Bộ, cơ quan Trung ương và quyết toán ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tăng cường kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề, kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán môi trường, chú trọng việc phát hiện các sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật và nâng cao chất lượng các kết luận, kiến nghị qua hoạt động kiểm toán. Chuyển đổi từ quy trình kiểm toán truyền thống sang quy trình kiểm toán số dựa trên nền tảng dữ liệu lớn với sự hỗ trợ của các công nghệ trí tuệ nhân tạo một cách chủ động. Nâng cao năng lực kiểm toán đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ, yêu cầu giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp…
Đánh giá tác động của Chiến lược, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc nêu một số tác động tích cực của Chiến lược là: Định hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN; cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện tổ chức bộ máy KTNN chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; định hướng xây dựng kế hoạch kiểm toán có lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước; nâng cao giá trị ý kiến kiểm toán về đánh giá, xác nhận các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách các cấp; tích cực phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia.
Trình bày trước UBTVQH về những thách thức mà KTNN phải đối mặt, theo Tổng Kiểm toán nhà nước, đó là: Nhận thức của một bộ phận trong xã hội về giá trị cốt lõi và hoạt động của KTNN còn chưa rõ; Số lượng các cuộc kiểm toán nhiều, phạm vi kiểm toán rộng, nội dung kiểm toán mới hơn và yêu cầu đòi hỏi chất lượng cao hơn; Việc ứng dụng CNTT của KTNN còn chậm so với yêu cầu; Hiệu lực hoạt động của KTNN còn hạn chế.
UBTVQH đồng thuận cao với nhiều nội dung của Chiến lược
Thẩm tra về Chiến lược, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội (UBTCNS) Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, qua gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, KTNN đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản thực hiện được các mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
Chủ nhiệm UBTCNS Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra trước UBTVQH
Để khắc phục những hạn chế, bất cập, định hướng rõ các mục tiêu và các giải pháp nhằm phát triển KTNN giai đoạn 2021-2030 phù hợp với chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, việc xây dựng Chiến lược phát triển cho KTNN giai đoạn tiếp theo là cần thiết và phù hợp với Luật Kiểm toán nhà nước.
Về thời điểm ban hành, Ủy ban nhận thấy để đảm bảo tính liên tục, kịp thời trong tổ chức và hoạt động của KTNN, đề nghị UBTVQH xem xét, quyết định ban hành Chiến lược tại phiên họp tháng 8/2020, trên cơ sở đó, KTNN xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược để thực hiện từ năm 2021 là phù hợp.
Cũng theo đánh giá của UBTCNS, về cơ bản, KTNN đã tiếp thu nhiều ý kiến của UBTVQH tại phiên họp thứ 40 và ý kiến của UBTCNS tại các Báo cáo thẩm tra. Ủy ban cũng nêu ra một số lưu ý đối với một số mục tiêu về phát triển hệ thống tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng kiểm toán…“Ủy ban thống nhất trình UBTVQH xem xét, quyết định ban hành Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030. Giao UBTCNS chủ trì phối hợp với KTNN và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến của UBTVQH, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết về việc ban hành Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 xin ý kiến UBTVQH trước khi ban hành”, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải kiến nghị.
Tại phiên họp, đa số ý kiến của các ủy viên UBTVQH đánh giá cao những kết quả đạt được của KTNN trong thời gian qua và thống nhất với Chiến lược. Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về mở rộng hoạt động của KTNN, mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức KTNN, nâng cấp Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trường) thành Học viện Kiểm toán, nguồn nhân lực của KTNN đến năm 2030.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại phiên họp
Đề cập về mở rộng lĩnh vực kiểm toán, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu quan điểm, KTNN nên mở rộng vào việc lĩnh vực tài chính, sử dụng tài sản công, đầu tư vào các thiết bị hiện đại có kết cấu hạ tầng. Việc kiểm toán có quyền đình chỉ, ngăn chặn những việc làm sai phạm. Với những đề xuất trên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đồng tình với việc UBTVQH cần có Nghị quyết ban hành về Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2030).
Một trong những nội dung đáng chú ý của KTNN đưa ra là mục tiêu "Nguồn nhân lực của KTNN đến năm 2030 ổn định từ 2.600-2.700 người, trong đó mỗi KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực khoảng 100 -110 người…”.
Đa số ý kiến đề nghị trong Chiến lược chỉ nên đưa ra định hướng chung là "về biên chế của KTNN do UBTVQH quyết định sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và xu hướng phát triển trong từng thời kỳ". Đóng góp ý kiến vào nội dung biên chế của KTNN, đồng thuận với đề xuất của KTNN, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho rằng, trong giai đoạn phát triển, KTNN không thể tinh giản biên chế một cách cơ học vì cần một thời gian chuyển đổi, thích nghi và nâng cao nghiệp vụ, ứng dụng khoa học công nghệ nên cần cân nhắc nguồn nhân lực biên chế theo từng giai đoạn, có khung biên chế.
Đồng tình với quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng về lâu dài, nhiệm vụ của KTNN ngày càng tăng, khối lượng công việc ngày càng lớn, nếu nguồn nhân lực không đáp ứng được thì khó thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, không nên đưa số lượng biên chế cụ thể vào chiến lược, mà chỉ đưa số lượng tối đa là 2.700 người và cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định phù hợp với từng giai đoạn.
Về vấn đề trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu ý kiến: Nguồn nhân lực từ nay đến năm 2030 của KTNN không quá 2.700 người. Trong từng năm, tùy theo nhu cầu công việc, KTNN sẽ báo cáo với UBTVQH xem xét. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược KTNN thì phải xây dựng đề án vị trí việc làm.
Có ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ chiến lược giai đoạn 2011-2020 đặt mục tiêu tổng biên chế là 3.600 người, nên việc nêu biên chế tối đa 2.700 người trong chiến lược 10 năm tới của KTNN là hợp lý. Sau đó, tùy từng thời kỳ, tùy nhu cầu thực tiễn, biên chế cụ thể của KTNN sẽ do cơ quan có thẩm quyền duyệt.
Cho ý kiến về việc nâng cấp Trường thành Học viện, nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng thuận cao. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, khi nâng cấp Trường thành Học viện, sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, trao đổi hợp tác quốc tế về đào tạo. Tuy nhiên, khi đã có chiến lược nâng cấp thành Học viện thì cần có sự tăng cường tuyên truyền.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng nêu quan điểm: Chiến lược của KTNN còn phải kiểm toán theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, liên quan đến tài chính, ngân sách và chi tiêu thì việc đào tạo phát triển đòi hỏi nâng cấp thành Học viện. Việc này cũng là để Học viện trao đổi, nâng cao đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế với các nước khác trên thế giới.
Việc nâng cấp Trường thành Học viện cũng nhận được sự đồng tình của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, theo lý giải của Phó Chủ tịch, việc nâng cấp như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc nâng cấp lên Học viện cần tuân theo Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi), sự đồng thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
UBTVQH biểu quyết thông qua dự thảo Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2030)
Cũng tại phiên họp, các ủy viên UBTVQH cũng thống nhất cao việc nâng cấp Ban Tài chính thành Vụ Tài chính. Theo đó, việc nâng cấp Ban Tài chính thành Vụ Tài chính để tương đồng với tổ chức của các Bộ và giúp đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý 17 đơn vị dự toán cấp 3 theo ngành dọc KTNN là cần thiết. Tuy nhiên, chiến lược cần thuyết minh rõ hơn và bảo đảm khi nâng cấp không làm tăng biên chế. Đồng thời việc nâng cấp là thêm đầu mối cấp vụ nên cần phải xin ý kiến Bộ Chính trị theo Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng ý với đề xuất nâng Ban Tài chính thành Vụ Tài chính; nâng cấp Trường thành Học viện. Tuy nhiên, việc nâng cấp Học viện phải thực hiện đúng trình tự thủ tục, như bổ sung vào mạng lưới các trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự đồng ý của các cơ quan liên quan. Học viện cần gắn thực tiễn đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định: Lần đầu tiên, KTNN có vị thế pháp lý quan trọng trong Hiến pháp nên việc xây dựng chiến lược để phát triển là rất cần thiết. Tuy nhiên, lĩnh vực kiểm toán không chỉ thực hiện kiểm toán ở các cơ quan Nhà nước mà cần phải là cơ quan kiểm soát tài sản công của Nhà nước một cách hiệu quả. Vì vậy, hoạt động kiểm toán phải hướng tới thực hiện mỗi năm 1 lần, chứ không phải là 2 năm/lần như hiện nay.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá cao Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030. Theo đó, chiến lược cần tập trung vào mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi, bám sát vào Hiến pháp và Luật KTNN. Trong giai đoạn hiện nay, việc kiểm toán đối với các cơ quan, đợn vị là 2 năm/lần. Tuy nhiên, từ năm 2026 trở đi thì mục tiêu cụ thể KTNN đối với các cơ quan, đơn vị phải được kiểm toán là mỗi năm/lần theo hướng tổng quát, còn kiểm toán chuyên ngành là thực hiện chuyên sâu.
Về biên chế KTNN đến năm 2030 là không quá 2.700 người. Mỗi giai đoạn, KTNN phải trình UBTVQH và cấp có thẩm quyền xem xét về nguồn nhân lực. Việc nâng cấp Trường thành Học viện Kiểm toán phải thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi), cấp có thẩm quyền xem xét và UBTVQH cho ý kiến…
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng giao cho UBTCNS, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế, KTNN và một số cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện Chiến lược để báo cáo UBTVQH bằng văn bản và trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực./.
Phương Ngọc
(sav.gov.vn) - Ngày 12/8/2020, tại Nhà Quốc hội, trong khuôn khổ Phiên họp thứ 47, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã biểu quyết thông qua Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2030) với tỷ lệ 100% ủy viên UBTVQH tán thành. Chiến lược xác định, phát triển KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công; phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong thực hiện chức năng lập pháp, giám sát, quản lý điều hành và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc báo cáo tại phiên họp
Xây dựng KTNN có trách nhiệm, uy tín, chuyên nghiệp và hiện đại
Báo cáo tại phiên họp, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết: Cùng với yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ trong tình hình mới, quán triệt các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quốc hội, đặc biệt là việc tiếp tục củng cố, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu công, nguồn lực công của Nhà nước góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045…, đòi hỏi KTNN phải tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập để vượt qua thách thức, thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược trong nhiều năm tới.
Từ sự cần thiết cũng như để đảm bảo tính liên tục phát triển, KTNN đã xây dựng Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030, giai đoạn 2021-2030 (Chiến lược) và gửi xin ý kiến góp ý cũng như nghiên cứu tiếp thu ý kiến của 16 Bộ, ngành liên quan và ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Tài chính-Ngân sách (UBTCNS), trình UBTVQH tại Phiên họp 40 vào cuối năm 2019. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của UBTVQH và UBTCNS, KTNN đã hoàn thiện Chiến lược với nhiều nội dung cơ bản: Tầm nhìn, sự mệnh, giá trị cốt lõi, quan điểm phát triển, mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, đồng thời đánh giá tác động cũng như giải pháp thực hiện Chiến lược.
Theo Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc, tầm nhìn của Chiến lược là xây dựng KTNN xứng đáng là cơ quan thực hiện kiểm toán tài chính, tài sản công có trách nhiệm, uy tín, chuyên nghiệp và hiện đại; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó; hội nhập, phát triển ngang tầm khu vực và thế giới.
Xác định sứ mệnh của KTNN là cơ quan kiểm toán tài chính, tài sản công hoạt động độc lập, khách quan; góp phần quan trọng phát triển ổn định, bền vững, minh bạch nền tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đất nước và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nâng cao trách nhiệm giải trình, bảo vệ pháp luật, sự liêm chính, giữ vững niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Các giá trị cốt lõi là: Độc lập - Liêm chính - Chuyên nghiệp - Uy tín - Không ngừng gia tăng giá trị.
Để đảm bảo thực hiện tốt nhất vai trò, trách nhiệm của KTNN, mục tiêu tổng quát phát triển KTNN đến năm 2030 là: Phát triển KTNN là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công; phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Chính phủ trong thực hiện chức năng lập pháp, giám sát, quản lý điều hành và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; hỗ trợ Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân địa phương trong quản lý, điều hành, giám sát và quyết định vấn đề quan trọng của địa phương; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động kiểm toán thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bảo đảm hoạt động công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chính quy và từng bước hiện đại, xứng đáng là cơ quan kiểm toán tài chính, tài sản công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trên cơ sở đó, KTNN cụ thể hóa các chiến lược về hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN, phát triển hệ thống tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng kiểm toán, hội nhập và hợp tác quốc tế, phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ thông tin và công nghệ cao. Trong đó, tập trung phát triển tổ chức bộ máy của KTNN có tính chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả theo chủ trương chung của Đảng, Nhà nước. Xây dựng đội ngũ công chức KTNN tinh gọn, đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và có cơ cấu hợp lý. Nguồn nhân lực của KTNN ổn định từ 2.600-2.700 người. Thực hiện kiểm toán tối thiểu 02 năm/lần đối với quyết toán ngân sách Nhà nước các Bộ, cơ quan Trung ương và quyết toán ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tăng cường kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề, kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán môi trường, chú trọng việc phát hiện các sơ hở trong cơ chế, chính sách, pháp luật và nâng cao chất lượng các kết luận, kiến nghị qua hoạt động kiểm toán. Chuyển đổi từ quy trình kiểm toán truyền thống sang quy trình kiểm toán số dựa trên nền tảng dữ liệu lớn với sự hỗ trợ của các công nghệ trí tuệ nhân tạo một cách chủ động. Nâng cao năng lực kiểm toán đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ, yêu cầu giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp…
Đánh giá tác động của Chiến lược, Tổng Kiểm toán nhà nước Hồ Đức Phớc nêu một số tác động tích cực của Chiến lược là: Định hướng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của KTNN; cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện tổ chức bộ máy KTNN chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; định hướng xây dựng kế hoạch kiểm toán có lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước; nâng cao giá trị ý kiến kiểm toán về đánh giá, xác nhận các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách các cấp; tích cực phòng, chống tham nhũng, ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí nguồn lực quốc gia.
Trình bày trước UBTVQH về những thách thức mà KTNN phải đối mặt, theo Tổng Kiểm toán nhà nước, đó là: Nhận thức của một bộ phận trong xã hội về giá trị cốt lõi và hoạt động của KTNN còn chưa rõ; Số lượng các cuộc kiểm toán nhiều, phạm vi kiểm toán rộng, nội dung kiểm toán mới hơn và yêu cầu đòi hỏi chất lượng cao hơn; Việc ứng dụng CNTT của KTNN còn chậm so với yêu cầu; Hiệu lực hoạt động của KTNN còn hạn chế.
UBTVQH đồng thuận cao với nhiều nội dung của Chiến lược
Thẩm tra về Chiến lược, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội (UBTCNS) Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, qua gần 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, KTNN đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản thực hiện được các mục tiêu chiến lược đã đặt ra.
Để khắc phục những hạn chế, bất cập, định hướng rõ các mục tiêu và các giải pháp nhằm phát triển KTNN giai đoạn 2021-2030 phù hợp với chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, việc xây dựng Chiến lược phát triển cho KTNN giai đoạn tiếp theo là cần thiết và phù hợp với Luật Kiểm toán nhà nước.
Về thời điểm ban hành, Ủy ban nhận thấy để đảm bảo tính liên tục, kịp thời trong tổ chức và hoạt động của KTNN, đề nghị UBTVQH xem xét, quyết định ban hành Chiến lược tại phiên họp tháng 8/2020, trên cơ sở đó, KTNN xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược để thực hiện từ năm 2021 là phù hợp.
Cũng theo đánh giá của UBTCNS, về cơ bản, KTNN đã tiếp thu nhiều ý kiến của UBTVQH tại phiên họp thứ 40 và ý kiến của UBTCNS tại các Báo cáo thẩm tra. Ủy ban cũng nêu ra một số lưu ý đối với một số mục tiêu về phát triển hệ thống tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng kiểm toán…“Ủy ban thống nhất trình UBTVQH xem xét, quyết định ban hành Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030. Giao UBTCNS chủ trì phối hợp với KTNN và các cơ quan liên quan tiếp thu các ý kiến của UBTVQH, hoàn thiện Dự thảo Nghị quyết về việc ban hành Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 xin ý kiến UBTVQH trước khi ban hành”, Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải kiến nghị.
Tại phiên họp, đa số ý kiến của các ủy viên UBTVQH đánh giá cao những kết quả đạt được của KTNN trong thời gian qua và thống nhất với Chiến lược. Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến về mở rộng hoạt động của KTNN, mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức KTNN, nâng cấp Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trường) thành Học viện Kiểm toán, nguồn nhân lực của KTNN đến năm 2030.
Đề cập về mở rộng lĩnh vực kiểm toán, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu quan điểm, KTNN nên mở rộng vào việc lĩnh vực tài chính, sử dụng tài sản công, đầu tư vào các thiết bị hiện đại có kết cấu hạ tầng. Việc kiểm toán có quyền đình chỉ, ngăn chặn những việc làm sai phạm. Với những đề xuất trên, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đồng tình với việc UBTVQH cần có Nghị quyết ban hành về Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030 (giai đoạn 2021-2030).
Một trong những nội dung đáng chú ý của KTNN đưa ra là mục tiêu "Nguồn nhân lực của KTNN đến năm 2030 ổn định từ 2.600-2.700 người, trong đó mỗi KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực khoảng 100 -110 người…”.
Đa số ý kiến đề nghị trong Chiến lược chỉ nên đưa ra định hướng chung là "về biên chế của KTNN do UBTVQH quyết định sau khi có ý kiến của cấp có thẩm quyền đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và xu hướng phát triển trong từng thời kỳ". Đóng góp ý kiến vào nội dung biên chế của KTNN, đồng thuận với đề xuất của KTNN, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt cho rằng, trong giai đoạn phát triển, KTNN không thể tinh giản biên chế một cách cơ học vì cần một thời gian chuyển đổi, thích nghi và nâng cao nghiệp vụ, ứng dụng khoa học công nghệ nên cần cân nhắc nguồn nhân lực biên chế theo từng giai đoạn, có khung biên chế.
Đồng tình với quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng về lâu dài, nhiệm vụ của KTNN ngày càng tăng, khối lượng công việc ngày càng lớn, nếu nguồn nhân lực không đáp ứng được thì khó thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, không nên đưa số lượng biên chế cụ thể vào chiến lược, mà chỉ đưa số lượng tối đa là 2.700 người và cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định phù hợp với từng giai đoạn.
Về vấn đề trên, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nêu ý kiến: Nguồn nhân lực từ nay đến năm 2030 của KTNN không quá 2.700 người. Trong từng năm, tùy theo nhu cầu công việc, KTNN sẽ báo cáo với UBTVQH xem xét. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược KTNN thì phải xây dựng đề án vị trí việc làm.
Có ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ chiến lược giai đoạn 2011-2020 đặt mục tiêu tổng biên chế là 3.600 người, nên việc nêu biên chế tối đa 2.700 người trong chiến lược 10 năm tới của KTNN là hợp lý. Sau đó, tùy từng thời kỳ, tùy nhu cầu thực tiễn, biên chế cụ thể của KTNN sẽ do cơ quan có thẩm quyền duyệt.
Cho ý kiến về việc nâng cấp Trường thành Học viện, nhiều ý kiến bày tỏ sự đồng thuận cao. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, khi nâng cấp Trường thành Học viện, sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực kiểm toán, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, trao đổi hợp tác quốc tế về đào tạo. Tuy nhiên, khi đã có chiến lược nâng cấp thành Học viện thì cần có sự tăng cường tuyên truyền.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng nêu quan điểm: Chiến lược của KTNN còn phải kiểm toán theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, liên quan đến tài chính, ngân sách và chi tiêu thì việc đào tạo phát triển đòi hỏi nâng cấp thành Học viện. Việc này cũng là để Học viện trao đổi, nâng cao đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế với các nước khác trên thế giới.
Việc nâng cấp Trường thành Học viện cũng nhận được sự đồng tình của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, theo lý giải của Phó Chủ tịch, việc nâng cấp như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc nâng cấp lên Học viện cần tuân theo Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi), sự đồng thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.
Cũng tại phiên họp, các ủy viên UBTVQH cũng thống nhất cao việc nâng cấp Ban Tài chính thành Vụ Tài chính. Theo đó, việc nâng cấp Ban Tài chính thành Vụ Tài chính để tương đồng với tổ chức của các Bộ và giúp đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý 17 đơn vị dự toán cấp 3 theo ngành dọc KTNN là cần thiết. Tuy nhiên, chiến lược cần thuyết minh rõ hơn và bảo đảm khi nâng cấp không làm tăng biên chế. Đồng thời việc nâng cấp là thêm đầu mối cấp vụ nên cần phải xin ý kiến Bộ Chính trị theo Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng ý với đề xuất nâng Ban Tài chính thành Vụ Tài chính; nâng cấp Trường thành Học viện. Tuy nhiên, việc nâng cấp Học viện phải thực hiện đúng trình tự thủ tục, như bổ sung vào mạng lưới các trường của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự đồng ý của các cơ quan liên quan. Học viện cần gắn thực tiễn đào tạo với công tác nghiên cứu khoa học.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định: Lần đầu tiên, KTNN có vị thế pháp lý quan trọng trong Hiến pháp nên việc xây dựng chiến lược để phát triển là rất cần thiết. Tuy nhiên, lĩnh vực kiểm toán không chỉ thực hiện kiểm toán ở các cơ quan Nhà nước mà cần phải là cơ quan kiểm soát tài sản công của Nhà nước một cách hiệu quả. Vì vậy, hoạt động kiểm toán phải hướng tới thực hiện mỗi năm 1 lần, chứ không phải là 2 năm/lần như hiện nay.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá cao Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030. Theo đó, chiến lược cần tập trung vào mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi, bám sát vào Hiến pháp và Luật KTNN. Trong giai đoạn hiện nay, việc kiểm toán đối với các cơ quan, đợn vị là 2 năm/lần. Tuy nhiên, từ năm 2026 trở đi thì mục tiêu cụ thể KTNN đối với các cơ quan, đơn vị phải được kiểm toán là mỗi năm/lần theo hướng tổng quát, còn kiểm toán chuyên ngành là thực hiện chuyên sâu.
Về biên chế KTNN đến năm 2030 là không quá 2.700 người. Mỗi giai đoạn, KTNN phải trình UBTVQH và cấp có thẩm quyền xem xét về nguồn nhân lực. Việc nâng cấp Trường thành Học viện Kiểm toán phải thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi), cấp có thẩm quyền xem xét và UBTVQH cho ý kiến…
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng giao cho UBTCNS, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế, KTNN và một số cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện Chiến lược để báo cáo UBTVQH bằng văn bản và trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực./.
Phương Ngọc